KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA

События, новости, информация, статьи и репортажи.
Закрыто
ozes
Администратор
Сообщения: 76289
Зарегистрирован: 21 окт 2009, 19:27

KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA

Сообщение ozes » 09 янв 2017, 13:38

Посольство России во Вьетнаме:

Посольство подготовило перевод на вьетнамский язык обновленной Концепции внешней политики Российской Федерации

Đại sứ quán Nga tại Việt Nam đã thực hiện bản dịch sang tiếng Việt Khái niệm mới về chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga (đã được Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin phê duyệt ngày 30 tháng 11 năm 2016).

Có thể tìm hiểu văn bản này trên trang web của Đại sứ quán:
https://goo.gl/YYDX7R

KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA

PHÊ DUYỆT theo Sắc lệnh của Tổng thống Liên Bang Nga ngày 30 tháng 11 năm 2016 № 640

I. Quy định chung

1. Khái niệm này là hệ thống những ý kiến về các nguyên tắc cơ bản, các hướng ưu tiên, mục tiêu và nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga.

2. Cơ sở pháp lý của Khái niệm này là Hiến pháp Liên bang Nga, những nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế được thừa nhận chung, những điều ước quốc tế của Liên bang Nga, luật liên bang, Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga, ngày 07 tháng 5 năm 2012 № 605 "Về các biện pháp nhằm thực thi chính sách đối ngoại của Liên bang Nga", Chiến lược an ninh quốc gia Liên bang Nga, Học thuyết quân sự Liên bang Nga, những văn bản pháp quy của Liên bang Nga điều phối hoạt động của các cơ quan chính quyền nhà nước liên bang trong lĩnh vực chính sách đối ngoại, cũng như những văn bản pháp quy khác của Liên bang Nga trong lĩnh vực này.

3. Để đảm bảo lợi ích quốc gia và thực thi các ưu tiên chiến lược quốc gia của Liên bang Nga, hoạt động đối ngoại quốc gia nhằm thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

a) đảm bảo an ninh đất nước, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Liên bang Nga, củng cố nhà nước pháp quyền và các định chế dân chủ;

b) tạo điều kiện đối ngoại thuận lợi để phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Nga, đổi mới công nghệ, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân;

c) củng cố vị thế của Liên bang Nga như một trong những trung tâm có ảnh hưởng của thế giới đương đại;

g) tăng cường vị thế của Nga trong hệ thống kinh tế thế giới, không cho phép phân biệt đối xử với hàng hóa Nga, dịch vụ, đầu tư, sử dụng khả năng của các tổ chức kinh tế và tài chính quốc tế và khu vực vào các mục đích này;

d) thúc đẩy hơn nữa chính sách củng cố hòa bình quốc tế, đảm bảo an ninh và ổn định toàn diện nhằm thiết lập hệ thống quốc tế công bằng và dân chủ, dựa trên nguyên tắc tập thể giải quyết các vấn đề quốc tế, thượng tôn pháp luật quốc tế, trước hết, là các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc (Hiến chương LHQ), cũng như quan hệ bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia với vai trò điều phối trung tâm của Liên hợp quốc (LHQ), như một tổ chức chính điều phối các mối quan hệ quốc tế;

e) Hình thành quan hệ láng giềng thân thiện với các quốc gia lân cận, giúp đỡ khắc phục các điểm nóng căng thẳng và xung đột hiện hữu trên lãnh thổ của họ, phòng ngừa xuất hiện những điểm nóng và các cuộc xung đột như vậy;

g) phát triển quan hệ đối tác song phương và đa phương bình đẳng, cùng có lợi với các nước, các hiệp hội quốc tế, các tổ chức quốc tế và trong khuôn khổ các diễn đàn trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc độc lập, chủ quyền, chủ nghĩa thực dụng, tính minh bạch, đa vector, dự đoán được, bảo vệ không đối đầu những ưu tiên quốc gia; mở rộng hợp tác quốc tế trên cơ sở không phân biệt đối xử, thúc đẩy thiết lập các liên minh mạng với sự tham gia tích cực của Nga;

h) bảo vệ có hiệu quả, toàn diện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Nga và đồng bào sinh sống ở nước ngoài, kể cả ở các định dạng quốc tế khác nhau;

i) tăng cường vai trò của Nga trong không gian nhân văn thế giới, phổ cập và tăng cường vị thế của tiếng Nga trên thế giới, truyền bá các thành tựu văn hóa quốc gia, di sản quốc gia và bản sắc văn hóa các dân tộc Nga, giáo dục và khoa học Nga, củng cố cộng đồng người Nga;

k) tăng cường vị thế của các phương tiện thông tin đại chúng và truyền thông đại chúng Nga trong không gian thông tin toàn cầu và thông tin đến phạm vi rộng lớn của cộng đồng thế giới quan điểm của Nga về các quá trình quốc tế;

l) Tăng cường triển khai đối thoại mang tính xây dựng và hợp tác nhằm đảm bảo hài hòa và bổ trợ lẫn nhau giữa các nền văn hóa và văn minh khác nhau.

II. Thế giới đương đại và chính sách đối ngoại của Liên bang Nga

4. Thế giới đương đại đang trải qua thời kỳ thay đổi sâu sắc, thực chất là sự hình thành hệ thống quốc tế đa trung tâm. Cấu trúc của các mối quan hệ quốc tế tiếp tục trở nên phức tạp hơn. Kết quả của quá trình toàn cầu hóa là hình thành các trung tâm quyền lực kinh tế và chính trị mới. Sự phân tán tiềm lực và phát triển của thế giới đang diễn ra, chuyển dịch nó vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Khả năng khống chế kinh tế và chính trị thế giới của phương Tây lịch sử bị cắt giảm. Sự đa dạng các nền văn hóa và văn minh thế giới, nhiều mô hình phát triển nhà nước đang được thể hiện rõ ràng.

5. Những mâu thuẫn trầm trọng liên quan đến sự phát triển thế giới không đồng đều, khoét sâu khoảng cách giữa mức phúc lợi của các quốc gia, tăng tính cạnh tranh giành nguồn lực, tiếp cận thị trường, kiểm soát các tuyến đường vận chuyển huyết mạch. Cạnh tranh không chỉ bao gồm tiềm lực con người, khoa học và công nghệ, mà ngày càng có tính văn minh, hình thức tranh đua các định có giá trị. Trong điều kiện như vậy, mưu toan áp đặt cho các quốc gia khác thang bậc giá trị của mình, đầy sự bài ngoại, không bao dung và xung đột trong các vấn đề quốc tế, và cuối cùng có thể dẫn đến hỗn loạn và không quản lý được trong các mối quan hệ quốc tế. Ngăn ngừa các rạn nứt giữa các nền văn minh, hình thành mối quan hệ đối tác giữa các nền văn hóa, tôn giáo và văn minh nhằm bảo đảm phát triển hài hòa của nhân loại được xếp vào hạng các nhiệm vụ ưu tiên. Tham vọng của các quốc gia phương Tây duy trì vị thế của mình, trong đó áp đặt quan điểm của họ về quá trình toàn cầu và tiến hành chính sách kiềm chế các trung tâm thế lực khác, làm gia tăng bất ổn trong quan hệ quốc tế, hỗn loạn ở cấp độ toàn cầu và khu vực. Đấu tranh giành ưu thế trong việc hình thành các nguyên tắc then chốt trong việc tổ chức hệ thống quốc tế tương lai đang trở thành xu hướng chính của giai đoạn phát triển hiện nay trên thế giới.

6. Trong hoàn cảnh những mâu thuẫn chính trị, xã hội, kinh tế trầm trọng và gia tăng bất ổn trong hệ thống chính trị và kinh tế thế giới, vai trò của yếu tố quyền lực trong các mối quan hệ quốc tế được nâng cao. Việc tăng cường và hiện đại hóa tiềm lực, chế tạo và triển khai các loại vũ khí mới làm suy yếu sự ổn định chiến lược và đe dọa an ninh toàn cầu được bảo trợ bởi hệ thống các hiệp ước và thỏa thuận trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí. Mặc dù tính chất nguy hiểm nổ ra chiến tranh quy mô lớn, trong đó chiến tranh hạt nhân giữa các quốc gia hàng đầu là không cao, nhưng nguy cơ lôi cuốn họ vào các cuộc xung đột và leo thang khủng hoảng khu vực tăng lên.

7. Các liên minh quân sự-chính trị hiện hữu không có khả năng chống lại tất cả các thách thức và đe dọa hiện đại. Trong điều kiện phụ thuộc tương hỗ giữa tất cả các dân tộc và quốc gia tăng lên, các nỗ lực đảm bảo ổn định và an ninh trên lãnh thổ riêng của mình là không có triển vọng. Vấn đề đặc biệt cấp thiết là tuân thủ nguyên tắc tổng hợp an ninh công bằng và toàn vẹn thích hợp với khu vực châu Âu-Đại Tây dương, Âu Á, châu Á-Thái Bình Dương và các khu vực khác. Công tác ngoại giao mạng đòi hỏi có các hình thức tham gia linh hoạt vào các cấu trúc đa phương nhằm tìm kiếm các giải pháp hiệu quả cho nhiệm vụ chung.

8. Kế hoạch trước mắt, cùng với sức mạnh quân sự, đưa ra các yếu tố quan trọng của các quốc gia có ảnh hưởng đến chính trị quốc tế như, kinh tế, luật pháp, công nghệ, thông tin. Tham vọng sử dụng các cơ hội thích hợp để thực hiện lợi ích địa chính trị sẽ gây bất lợi cho việc tìm kiếm phương pháp giải quyết các tranh chấp và quyết định các vấn đề quốc tế hiện hữu bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

9. Một phần không thể tách rời trong chính sách quốc tế đương đại là sử dụng các công cụ "quyền lực mềm" để giải quyết nhiệm vụ đối ngoại, trước hết là khả năng xã hội dân sự, thông tin và truyền thông, nhân văn, công nghệ và các phương pháp khác, bổ sung cho các phương pháp ngoại giao truyền thống.

10. Nền kinh tế thế giới trong hoàn cảnh tích tụ các yếu tố của hiện tượng khủng hoảng đang hình thành một thực tế mới, đặc trưng bởi sự suy giảm nhịp độ tăng trưởng chung, biến động thị trường tài chính và hàng hóa-nguyên liệu, phân mảnh không gian kinh tế toàn cầu thành các cấu trúc khu vực với những hạn chế thuế quan và phi thuế quan có tính cạnh tranh. Trong bối cảnh này, hội nhập khu vực trên cơ sở các chuẩn mực và quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng vai trò của các đồng tiền dự trữ khu vực là những yếu tố đẩy mạnh khả năng cạnh tranh, an ninh và ổn định kinh tế - tài chính. Đặc biệt cấp thiết là, thúc đẩy tiếp cận tập thể đối với việc quản lý kinh tế quốc tế và điều tiết nó, tăng cường tính minh bạch trong không gian thương mại-kinh tế toàn cầu, hình thành các hệ thống toàn diện, cởi mở, cân bằng hơn, đáp ứng thực tế của thời đại toàn cầu hóa hệ thống thương mại và tài chính – tiền tệ thế giới.

11. Diễn biến định tính trong lĩnh vực năng lượng, trước hết liên quan đến việc áp dụng công nghệ mới khai thác trữ lượng dầu khí ở nơi khó khai khẩn, tăng cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo. Đồng thời, trong điều kiện đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đòi hỏi đa dạng hóa sự hiện diện của chúng trên thị trường thế giới, phát hiện việc thắt chặt hạn chế không có cơ sở và áp dụng các biện pháp kỳ thị khác trong lĩnh vực này.

12. Dự kiến thay đổi cơ cấu công nghệ trong các ngành kinh tế khác nhau sẽ làm căng thẳng hơn nữa trong cạnh tranh kinh tế, thúc đẩy nhanh việc phân bố lại lực lượng trên trường quốc tế.

13. Trong thời đại toàn cầu hóa các dòng tài chính, thông tin, di cư thì các quá trình xã hội trong nước có ảnh hưởng ngày càng tăng đến các mối quan hệ quốc tế. Vị trí quan trọng trong nền chính trị thế giới là đảm bảo phúc lợi của người dân, phát huy tinh thần và trí tuệ của họ, nâng cao mức đầu tư vào con người.

14. Một trong những thực tế nguy hiểm nhất của thế giới đương đại là sự gia tăng các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Sự lây lan tư tưởng cực đoan và hoạt động của các tổ chức khủng bố ở một loạt các khu vực (trước hết ở Trung Đông và Bắc Phi) do các vấn đề có tính hệ thống về phát triển lộ rõ trong bối cảnh toàn cầu hóa, cũng như, phần lớn bởi sự can thiệp từ bên ngoài, nói chung, đã dẫn đến việc phá hủy các cơ chế truyền thống quản lý nhà nước và đảm bảo an ninh, tăng quy mô phổ biến vũ khí và đạn dược. Các giá trị tư tưởng và công thức hiện đại hóa hệ thống chính trị quốc gia được áp đặt từ bên ngoài đã làm tăng phản ứng tiêu cực của xã hội lên những thách thức đương đại. Những xu hướng này được các lực lượng cực đoan sử dụng, dựa vào việc giải thích méo mó các giá trị tôn giáo, kêu gọi sử dụng phương pháp bạo lực để đạt được mục đích của chúng trong tranh đua chính trị, sắc tộc và tôn giáo.

15. Một đặc trưng định tính mới là mối đe dọa khủng bố toàn cầu với sự xuất hiện tổ chức khủng bố quốc tế "Nhà nước Hồi giáo" và các liên minh tương tự của chúng, đã nâng bạo lực lên mức độ khủng khiếp chưa từng có, với kỳ vọng thành lập nhà nước riêng và tăng cường ảnh hưởng của chúng trên lãnh thổ từ bờ biển Đại Tây Dương đến Pakistan. Trọng tâm chính trong cuộc chiến chống khủng bố là tạo ra một liên minh quốc tế rộng lớn chống chủ nghĩa khủng bố trên cơ sở pháp lý bền vững, hợp tác có hiệu quả và tương tác có hệ thống giữa các quốc gia, không chính trị hóa và tiêu chuẩn kép, tích cực sử dụng khả năng xã hội dân sự, trước hết nhằm phòng chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, chống sự lây lan tư tưởng cấp tiến.

16. Quy mô tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tăng lên, xuất hiện các trung tâm quyền lực tội phạm mới, tích lũy các nguồn lực đáng kể và liên tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng, trong đó bằng cách thâm nhập vào cơ cấu quyền lực của các quốc gia khác nhau, vào các định chế tài chính và kinh tế, tạo thành mối liên kết với các tổ chức khủng bố và cực đoan.

17. Thế giới đương đại đặc trưng bởi sự tăng nhanh mức độ, mở rộng tính chất và địa lý của những thách thức và đe dọa xuyên biên giới, như phổ biến trái phép vũ khí hủy diệt hàng loạt và các phương tiện vận chuyển chúng, buôn bán vũ khí không được kiểm soát, di cư bất hợp pháp, buôn bán người, lưu thông bất hợp pháp ma tuý, chất hướng thần, các tiền chất của chúng, tham nhũng, cướp biển, tội phạm mạng, nghèo đói toàn cầu, biến đổi khí hậu, cũng như các mối đe dọa trong lĩnh vực thực phẩm, an toàn sinh thái và vệ sinh dịch tễ.

18. Những thách thức và đe dọa toàn cầu đòi hỏi có biện pháp đáp trả tương xứng tổng hợp từ phía cộng đồng quốc tế, củng cố các nỗ lực với sự điều phối của Liên Hợp Quốc và có tính đến mối quan hệ khách quan về bảo vệ quyền con người, an ninh và phát triển bền vững.

19. Liên minh chân chính các nỗ lực của cộng đồng quốc tế đòi hỏi cần thành lập các cơ sở có giá trị để phối hợp hành động, dựa vào tiềm năng tinh thần - đạo đức chung của các tôn giáo lớn trên thế giới, cũng như những nguyên tắc và khái niệm như, ước vọng hòa bình và công lý, nhân phẩm, tự do, trách nhiệm, trung thực, từ thiện và yêu lao động.

20. Liên bang Nga, là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là bên tham gia hàng loạt các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng, các tổ chức khu vực, các cơ chế đối thoại và hợp tác giữa các quốc gia, sở hữu nguồn tài nguyên đáng kể trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, phát triển tích cực trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của mình với các quốc gia hàng đầu, các tổ chức quốc tế và các hiệp hội ở các phần khác nhau trên thế giới, góp phần tích cực, cân bằng và thống nhất vào chương trình nghị sự quốc tế.

21. Nga theo đuổi chính sách đối ngoại riêng biệt và độc lập, xuất phát từ các lợi ích quốc gia của mình, và trên cơ sở tôn trọng vô điều kiện luật pháp quốc tế. Nga nhận thức đầy đủ trách nhiệm đặc biệt của mình trong việc duy trì an ninh trên thế giới ở cấp độ toàn cầu và khu vực, nhằm mục đích cùng hành động với tất cả các quốc gia hữu quan để giải quyết những thách thức chung.

22. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga là cởi mở và dự đoán được, đặc trưng bởi tính nhất quán, kế tục và phản ánh vai trò có một không hai của Nga được hình thành qua nhiều thế kỷ, như một yếu tố cân bằng trong các vấn đề quốc tế và phát triển của nền văn minh thế giới.

III. Các ưu tiên của Liên bang Nga trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu

Hình thành một trật tự thế giới công bằng và bền vững

23. Liên bang Nga theo đuổi chính sách đối ngoại nhằm tạo ra một hệ thống ổn định và bền vững trong các mối quan hệ quốc tế trên cơ sở chuẩn mực của luật pháp quốc tế đã được thừa nhận chung và các nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, để đảm bảo an ninh đáng tin cậy và bình đẳng của mỗi thành viên cộng đồng thế giới.

24. Trung tâm điều phối các mối quan hệ quốc tế và phối hợp chính trị thế giới trong thế kỷ XXI là Liên Hợp Quốc, tổ chức này đã chứng minh sự bất khả thay thế của mình và mang tính chính thống quốc tế. Nga ủng hộ các nỗ lực tăng cường vai trò điều phối trung tâm của LHQ. Đấy là:

a) đảm bảo tính bất khả xâm phạm của các điều khoản chủ chốt và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong đó liên quan đến kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai và những hành động được thực hiện, hoặc được ủy quyền vì Chiến tranh thế giới thứ hai bởi các chính phủ chịu trách nhiệm về những hành động đó, tăng cường toàn diện tiềm năng của Liên Hợp Quốc nhằm thích ứng hợp lý với thực tiễn toàn cầu mới với việc duy trì tính chất liên quốc gia của Tổ chức này;

b) nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, tăng tính đại diện lớn hơn cho cơ quan này trong quá trình cải cách hợp lý LHQ để đảm bảo sự năng động cần thiết trong công việc của họ. Bất kỳ các quyết định về bổ sung thêm các vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải dựa trên cơ sở đồng thuận rộng rãi nhất của các quốc gia - thành viên Liên Hợp Quốc. Quy chế của năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần được duy trì.

25. Nga coi việc đảm bảo điều hành bền vững sự phát triển thế giới có ý nghĩa rất quan trọng, điều đó đòi hỏi tập thể lãnh đạo các quốc gia lớn phải đại diện cho các mối quan hệ địa lý và văn minh, và thực hiện với sự tôn trọng hoàn toàn vai trò điều phối trung tâm của LHQ. Để đạt mục tiêu này, Nga tăng cường hợp tác với các đối tác trong "Nhóm G 20”, BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải), RIC (Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), cũng như trong khuôn khổ các cấu trúc đối thoại khác.

Thượng tôn pháp luật trong quan hệ quốc tế

26. Nga không ngừng ủng hộ tăng cường cơ sở pháp lý trong quan hệ quốc tế, tuân thủ triệt để các nghĩa vụ pháp lý quốc tế. Duy trì và tăng cường pháp chế quốc tế - một trong những hướng hoạt động ưu tiên của Nga trên trường quốc tế. Thượng tôn pháp luật trong quan hệ quốc tế nhằm đảm bảo hợp tác hòa bình và có hiệu quả giữa các quốc gia nhờ duy trì việc cân bằng lợi ích của họ, cũng như đảm bảo sự ổn định của cộng đồng thế giới nói chung. Liên bang Nga dự định:

a) ủng hộ các nỗ lực tập thể để tăng cường cơ sở pháp lý trong quan hệ song phương;

b) chống lại các mưu toan của một số quốc gia, hoặc các nhóm quốc gia xét lại những nguyên tắc đã được thừa nhận chung của luật pháp quốc tế ghi nhận trong Hiến chương LHQ, trong Tuyên bố về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế liên quan đến quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc ngày 24 tháng 10 năm 1970, trong Văn bản kết luận của Hội nghị về an ninh và hợp tác châu Âu ngày 01 tháng 8 năm 1975; các mưu toan vì lợi ích chính trị và quyền lợi của một số quốc gia, giải thích tùy tiện các chuẩn mực và nguyên tắc pháp lý quốc tế quan trọng nhất, như không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, tôn trọng chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của họ, quyền tự quyết của các dân tộc; các mưu toan tố giác những vi phạm luật pháp quốc tế về cách áp dụng sáng tạo của họ; mưu đồ can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia nhằm thay đổi vi hiến chính quyền, trong đó trực tiếp hỗ trợ các chủ thể ngoài quốc gia, bao gồm cả các tổ chức khủng bố và cực đoan;

c) không cho phép thực hiện dưới chiêu bài thực thi khái niệm "trách nhiệm bảo vệ" nhằm can thiệp quân sự và các hình thức can thiệp khác từ bên ngoài, vi phạm luật pháp quốc tế, cụ thể là các nguyên tắc bình đẳng chủ quyền của các quốc gia;

g) hỗ trợ phát triển tiến bộ pháp luật quốc tế và pháp quy hoá, trước hết, thực hiện dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, cũng như tham gia phổ quát các điều ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc, giải thích và áp dụng thống nhất chúng;

d) tiếp tục nỗ lực hoàn thiện các cơ chế của Liên Hợp Quốc về áp dụng các biện pháp trừng phạt, cụ thể, xuất phát từ thực tế là, các quyết định trừng phạt như vậy phải được thông qua bởi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trên cơ sở hội đồng lãnh đạo sau khi xem xét toàn diện, trước hết tính đến hiệu quả của chúng khi thực hiện nhiệm vụ duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và ngăn ngừa suy thoái tình hình nhân đạo; hỗ trợ loại bỏ khỏi thực tế sự tương tác quốc tế áp dụng các biện pháp cưỡng chế đơn phương, bất hợp pháp làm vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc và các chuẩn mực khác của pháp luật quốc tế;

e) đẩy mạnh tiến trình hình thành theo pháp lý quốc tế biên giới quốc gia Liên bang Nga, cũng như ranh giới không gian biển, mà trong phạm vi của nó Nga thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán, cũng như đảm bảo vô điều kiện các lợi ích quốc gia, chủ yếu trong lĩnh vực an ninh và kinh tế, xuất phát từ tầm quan trọng của việc xây dựng lòng tin và hợp tác với các quốc gia láng giềng.

Tăng cường an ninh quốc tế

27. Nga không ngừng ủng hộ tăng cường an ninh quốc tế, ổn định ở cấp chiến lược và khu vực. Để thực hiện mục tiêu này Liên bang Nga:

a) tuân thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ quốc tế của mình liên quan đến kiểm soát vũ khí, tìm phương pháp để các đối tác của Nga cũng thực hiện điều đó;

b) coi việc thực hiện Hiệp ước giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ về các biện pháp cắt giảm tiếp theo và hạn chế vũ khí tấn công chiến lược ngày 08 tháng 4 năm 2010 có ý nhĩa quan trọng.

c) trước sau như một, thi hành đường lối củng cố cơ sở chính trị và pháp lý của chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, vũ khí hủy diệt hàng loạt và các phương tiện chuyên chở chúng, có tính đến những rủi ro của loại vũ khí này rơi vào tay các chủ thể phi chính phủ, đặc biệt là các tổ chức khủng bố, kể cả tại các vùng lãnh thổ, nơi sự kiểm soát của các cơ quan trung ương bị mất, hoặc lỏng lẻo; ủng hộ việc tuân thủ Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, ngày 01 tháng 7 năm 1968, Công ước về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ vũ khí vi trùng (sinh học) và vũ khí độc tố, cũng như tiêu huỷ chúng ngày 16 tháng 12 năm 1971, Công ước về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học và tiêu hủy chúng ngày 13 tháng 1 năm 1993, cũng như phổ cập chúng; thúc đẩy việc sớm đưa vào hiệu lực Hiệp ước về cấm thử hạt nhân toàn diện ngày 24 tháng 9 năm 1996.

g) tham gia trên cơ sở bình đẳng và an ninh toàn vẹn trong việc soạn thảo các hiệp định mới trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí, đáp ứng lợi ích quốc gia Nga và góp phần vào đảm bảo ổn định chiến lược;

e) tiến hành liên tục công việc ngăn chặn chạy đua vũ trang trong không gian vũ trụ, thông qua việc soạn thảo và ký kết thỏa thuận quốc tế và là biện pháp trung gian ủng hộ việc thông qua cam kết của các quốc gia về không bố trí đầu tiên vũ khí trong vũ trụ;

e) khẳng định sẵn sàng thảo luận các vấn đề cắt giảm tiếp theo, từng giai đoạn tiềm năng hạt nhân, xuất phát từ tính cấp bách ngày càng tăng đối với quá trình có tính đa phương này và có tính đến tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự ổn định chiến lược;

g) ủng hộ việc thành lập trên cơ sở công bằng hệ thống phản ứng tập thể trước những thách thức và các mối đe dọa tiềm tàng trong lĩnh vực tên lửa, cũng như chống lại những hành động đơn phương không bị hạn chế bởi bất kỳ điều gì của một, hoặc nhóm các quốc gia phát triển năng lực phòng thủ tên lửa, phá hoại ổn định chiến lược và an ninh quốc tế;

h) tích cực tham gia vào các nỗ lực quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát lưu thông vật liệu và công nghệ công dụng kép, trong đó, vào hoạt động của các chế độ kiểm soát xuất khẩu đa phương;

i) hỗ trợ thành lập các khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, đặc biệt ở Trung Đông;

k) ủng hộ việc tăng cường an ninh hạt nhân về kỹ thuật và thể chất trên quy mô toàn cầu và phòng ngừa các hành vi khủng bố hạt nhân, trước hết là hoàn thiện cơ chế pháp luật quốc tế, phù hợp với vai trò trung tâm hợp tác quốc tế về phương diện này của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và với sự duy trì bởi chính các quốc gia quyền quyết định chính sách quốc gia của họ; xuất phát từ thực tế là, trách nhiệm đảm bảo tính hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống an toàn hạt nhân quốc gia là nhiệm vụ của chính quốc gia quyết định các thông số an toàn tối ưu theo xét đoán của họ;

l) ủng hộ phát triển hợp tác song phương và đa phương giữa các quốc gia, trước hết là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, nhằm giải quyết vấn đề ổn định chiến lược, đảm bảo an ninh chung trên tinh thần cởi mở, kể cả lĩnh vực sử dụng năng lượng hạt nhân hòa bình để đáp ứng nhu cầu về nhiên liệu và năng lượng của tất cả các quốc gia hữu quan.

28. Nga áp dụng các biện pháp cần thiết đảm bảo an ninh thông tin quốc gia và quốc tế, chống lại mối đe dọa an ninh quốc gia, kinh tế và công cộng, xuất phát từ không gian thông tin, để đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố và các mối đe dọa tội phạm khác có sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông không phù hợp với chuẩn mực luật pháp quốc tế, ngăn chặn sử dụng chúng vào mục đích quân sự và chính trị, bao gồm cả các hành động nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, hoặc là mối đe dọa hòa bình quốc tế, an ninh và ổn định, tìm phương pháp soạn thảo dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc các quy tắc ứng xử phổ quát, có trách nhiệm của các quốc gia trong lĩnh vực đảm bảo an ninh thông tin quốc tế, kể cả bằng cách quốc tế hóa trên cơ sở công bằng trong quản lý mạng thông tin - viễn thông "Internet".

29. Nga ủng hộ các nỗ lực quốc tế chống buôn lậu vũ khí hạng nhẹ và xạ kích.

30. Liên bang Nga, trong bối cảnh nỗ lực củng cố sự ổn định khu vực ở châu Âu, tìm giải pháp thực hiện chế độ kiểm soát vũ khí thông thường ở châu Âu, phù hợp với thực tế đương đại, cũng như với tất cả các quốc gia tuân thủ vô điều kiện các biện pháp đã thỏa thuận về củng cố lòng tin và an ninh.

31. Coi việc kiến tạo hòa bình quốc tế là công cụ hữu hiệu để giải quyết các cuộc xung đột vũ trang và giải quyết nhiệm vụ xây dựng đất nước trong thời kỳ hậu khủng hoảng, Nga có ý định tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc và trong khuôn khổ hợp tác với các tổ chức khu vực và quốc tế để góp phần tích cực vào việc tăng cường khả năng dự phòng chống khủng hoảng của LHQ. Khi chuẩn bị các quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc trong lĩnh vực bảo đảm an ninh quốc tế, bao gồm cả việc tiến hành các chiến dịch gìn giữ hòa bình mới hoặc gia hạn các chiến dịch hiện tại, Nga ủng hộ việc soạn thảo quyền ủy trị thực tế và rõ ràng, không cho phép giải thích tùy tiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình, đặc biệt liên quan đến việc sử dụng vũ lực, và đảm bảo kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chúng.

32. Nga coi Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc, như một cơ sở pháp lý thích hợp và không thuộc đối tượng điều chỉnh để sử dụng vũ lực trong tự vệ, kể cả trong điều kiện tồn tại các mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh, như khủng bố quốc tế và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

33. Nga coi cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế là nhiệm vụ quốc gia quan trọng nhất và là ưu tiên chính trong lĩnh vực an ninh quốc tế. Vì vậy Liên bang Nga:

a) lên án chủ nghĩa khủng bố dưới mọi hình thức và các biểu hiện của chúng, cho rằng, hành vi khủng bố không thể biện minh bằng các mục đích tư tưởng, chính trị, tôn giáo, chủng tộc hoặc các mục đích khác;

b) cực lực phản đối các quốc gia sử dụng bất kỳ các tổ chức khủng bố nào để đạt mục đích chính trị, tư tưởng hoặc các mục đích khác;

c) áp dụng, phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp Nga tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn chặn và chống chủ nghĩa khủng bố, bảo vệ nhà nước và công dân của mình trước các hành vi khủng bố, chống lây lan các hệ tư tưởng của chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan;

d) kiên trì hướng tới mục tiêu đoàn kết tất cả các quốc gia, toàn bộ cộng đồng quốc tế để chống lại chủ nghĩa khủng bố, không chính trị hóa và không có điều kiện tiên quyết, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, các chuẩn mực và nguyên tắc của luật pháp quốc tế;

d) ưu tiên chú ý hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống các tổ chức và các nhóm khủng bố, trong đó thông qua biện pháp sử dụng lực lượng quân sự với sự tham gia của tất cả các quốc gia và các tổ chức trong phạm vi khả năng của họ và được sự đồng ý của quốc gia, mà trên lãnh thổ của họ đang đấu tranh với các tổ chức và các nhóm như vậy;

e) ủng hộ việc đảm bảo vai trò quyết định của các quốc gia và các cơ quan chức năng của họ trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan trong bất kỳ hợp tác quốc tế nào ở lĩnh vực này;

g) thừa nhận rằng, không thể thắng chủ nghĩa khủng bố chỉ bằng các biện pháp quân sự và thực thi pháp luật, ủng hộ việc sử dụng tích cực và có hiệu quả khả năng của các tổ chức xã hội dân sự trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, bao gồm các tổ chức khoa học và giáo dục, cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ và các phương tiện truyền thông đại chúng;

h) xuất phát từ thực tế là, cuộc chiến chống khủng bố có kết quả không thể tiến hành mà không triệt tiêu nguồn tài chính, ủng hộ các nỗ lực áp dụng trong khuôn khổ các tổ chức đa phương, nhằm phát hiện các quốc gia, cá nhân và pháp nhân có quan hệ kinh tế với các tổ chức khủng bố, cũng như phong tỏa các kênh tài trợ khủng bố;

i) ủng hộ việc cố kết các nỗ lực tập thể dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc để đấu tranh chống các chiến binh - khủng bố nước ngoài, bằng cách phong tỏa bất kỳ các hình thức hỗ trợ vật chất nào cho các tổ chức khủng bố.

34. Nga thúc đẩy giải pháp chính trị - ngoại giao giải quyết các xung đột khu vực trên cơ sở hành động tập thể của cộng đồng quốc tế, xuất phát từ thực tế rằng, việc giải quyết các cuộc xung đột như vậy chỉ có thể thông qua đối thoại và đàm phán giữa các bên, và không cô lập bất kỳ bên nào trong số họ.

35. Liên bang Nga chống tội phạm có tổ chức liên quan đến lưu thông bất hợp pháp ma tuý, chất hướng thần, tiền chất của chúng, hợp tác với các quốc gia khác trong khuôn khổ đa phương, trước hết là trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế chuyên ngành, và trên cơ sở song phương, trong đó nhằm duy trì và tăng cường hệ thống kiểm soát quốc tế trong lĩnh vực này.

36. Nga ủng hộ việc thành lập dưới quyền ủy niệm của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế và khu vực khác các cấu trúc phối hợp có hiệu quả khi xẩy ra thiên tai, thảm họa công nghệ quy mô lớn và các tình trạng khẩn cấp khác, bao gồm tăng cường năng lực khắc phục hậu quả của chúng và củng cố các hệ thống cảnh báo và dự báo sớm. Với kinh nghiệm độc nhất vô nhị, nguồn lực kỹ thuật và nhân lực dồi dào, Liên bang Nga là một phần quan trọng và có hiệu quả của hệ thống toàn cầu đối phó với tình trạng khẩn cấp.

37. Nga tham gia hợp tác quốc tế về điều tiết quá trình di cư và bảo đảm các quyền của người lao động di cư, trong đó, tạo ra các hình thức và cơ chế tối ưu để họ hội nhập vào xã hội nước tiếp nhận, quy định các điều kiện về quốc tịch, lánh nạn do bị đàn áp; phủ nhận việc sử dụng quá trình di cư vì mục đích chính trị.

38. Liên bang Nga là một quốc gia đa sắc tộc và đa tín ngưỡng, có kinh nghiệm nhiều thế kỷ chung sống hài hòa giữa các dân tộc, các nhóm sắc tộc và tôn giáo khác nhau, thúc đẩy đối thoại và đối tác giữa các nền văn hóa, tôn giáo và các nền văn minh, kể cả trong khuôn khổ Liên Hợp Quốc, các tổ chức quốc tế và khu vực khác; ủng hộ các sáng kiến phù hợp của xã hội dân sự; chủ động phối hợp với Giáo hội Chính thống giáo Nga và các nhóm tôn giáo lớn khác của đất nước; chống chủ nghĩa cực đoan, cực đoan hóa tâm trạng xã hội, không dung nạp, phân biệt đối xử và phân biệt chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, văn hóa và các dấu hiệu khác.

Hợp tác kinh tế và sinh thái quốc tế của Liên bang Nga

39. Liên bang Nga, giải quyết nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế bền vững dựa vào nhu cầu xuất khẩu ổn định và phát triển trong nước, sở hữu nguồn tài nguyên thiên nhiên có một không hai và sử dụng các nguồn lực tài chính tích lũy được, theo đuổi chính sách kinh tế - xã hội có trách nhiệm, góp phần đáng kể vào sự ổn định kinh tế và tài chính toàn cầu, tham gia vào các nỗ lực quốc tế nhằm ngăn chặn và khắc phục khủng hoảng kinh tế toàn cầu và các thị trường tài chính. Nga dự định sẽ tích cực đóng góp vào việc hình thành trên thế giới hệ thống thương mại - kinh tế, tiền tệ - tài chính công bằng và dân chủ, xác định định hướng phát triển toàn cầu bền vững và đạt được các mục tiêu phù hợp của Liên Hợp Quốc, dựa trên thực tế là, trong các thách thức kinh tế toàn cầu hiện nay đòi hỏi có cách tiếp cận chung để khắc phục chúng, và từ đó mở ra triển vọng tiếp tục hợp tác quốc tế.

40. Nga theo đuổi chính sách nhằm bảo đảm tham gia bình đẳng và có hiệu quả hệ thống quan hệ kinh tế toàn cầu hiện đại. Để đạt mục đích này, Liên bang Nga:

a) tìm phương pháp tính toán tương thích các lợi ích của Nga và phương pháp tiếp cận khi biên soạn tại các diễn đàn quốc tế lớn nhất quan điểm tập thể về những góc độ cấp thiết nhất phát triển quốc tế và hoạt động của nền kinh tế thế giới, bao gồm tăng cường an ninh năng lượng và lương thực, nâng cao hợp tác trong các lĩnh vực thương mại và vận tải, đảm bảo tự do và không phân biệt đối xử trong trao đổi công nghệ tiên tiến, hợp tác đa phương sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình;

b) thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương hoạt động hiệu quả, cơ sở của nó là WTO, cũng như phát triển hội nhập kinh tế khu vực phù hợp với các ưu tiên của Nga;

c) tạo điều kiện thuận lợi để tăng sự hiện diện của Nga trên thị trường thế giới, trước hết, mở rộng danh mục xuất khẩu, cụ thể là tăng khối lượng xuất khẩu sản phẩm phi dầu mỏ, và mở rộng địa lý quan hệ kinh tế đối ngoại;

g) hỗ trợ nhà nước cho các tổ chức Nga khai thác và phát triển thị trường truyền thống mới, chống phân biệt đối xử với các nhà đầu tư trong nước và các nhà xuất khẩu;

d) áp dụng, phù hợp với tiêu chuẩn và nguyên tắc quốc tế những biện pháp cần thiết trong chính sách thương mại để bảo vệ lợi ích quốc gia và đáp trả có hiệu quả các hoạt động kinh tế không thân thiện của các quốc gia nước ngoài chèn ép quyền lợi của Liên bang Nga và của các chủ thể kinh tế của Nga;

e) nỗ lực đổi mới công nghệ, đa dạng hóa nền kinh tế quốc gia, tăng tỷ trọng công nghệ cao, đổi mới công nghệ và các ngành ưu tiên khác trong cơ cấu kinh tế tổng thể nhờ thu hút đầu tư, kiến thức khoa học - công nghệ và công nghệ tiên tiến nước ngoài;

g) tăng cường hợp tác với các nhà sản xuất nguồn tài nguyên năng lượng hàng đầu, mong muốn phát triển đối thoại bình đẳng với các nước tiêu thụ và vận chuyển các nguồn tài nguyên này, xuất phát từ thực tế là, để thực hiện có bảo đảm việc cung cấp nguồn tài nguyên năng lượng, đòi hỏi đảm bảo ổn định nhu cầu năng lượng và an toàn quá cảnh;

h) áp dụng các biện pháp sử dụng vị trí địa lý độc nhất vô nhị của mình để tăng các dòng hàng quá cảnh nhằm tối ưu hóa sự phát triển quan hệ thương mại - kinh tế giữa châu Âu và khu vực châu Á-Thái Bình Dương;

i) tích cực sử dụng khả năng của các tổ chức kinh tế và tài chính khu vực để phát triển kinh tế quốc gia, đặc biệt chú ý đến hoạt động của các tổ chức và cấu trúc có đóng góp vào việc củng cố quá trình hội nhập tại Âu Á.

41. Liên bang Nga ủng hộ mở rộng hợp tác quốc tế nhằm đảm bảo an ninh sinh thái và chống biến đổi khí hậu trên hành tinh, trước hết, xuất phát từ tầm quan trọng của việc bảo tồn và nâng cao tiềm năng sinh thái của rừng và dựa vào nhu cầu sử dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng mới nhất, vì lợi ích của toàn thể cộng đồng thế giới. Cơ sở đáng tin cậy điều tiết quốc tế trong chính sách khí hậu cho tương lai dài hạn là Hiệp định Paris, được thông qua trên cơ sở Hiệp định khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ngày 09 tháng 5 năm 1992. Một trong những ưu tiên theo hướng này – tiếp tục nghiên cứu các phương pháp có luận cứ khoa học về bảo tồn môi trường thuận lợi và mở rộng hợp tác với tất cả các nước trong lĩnh vực này để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai. Liên bang Nga phản đối việc chính trị hóa giả tạo các vấn đề bảo tồn thiên nhiên, sử dụng nó để hạn chế chủ quyền quốc gia đối với tài nguyên thiên nhiên của họ, cũng như để cạnh tranh không lành mạnh.

42. Nga coi việc phát triển kinh tế-xã hội bền vững của các quốc gia là điều kiện tiên quyết quan trọng hình thành hệ thống quốc tế hiệu quả hơn và chống được khủng hoảng, là yếu tố hạnh phúc và thịnh vượng của toàn nhân loại và xuất phát từ thực tế rằng, hỗ trợ phát triển quốc tế là một trong những cơ chế giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực, củng cố an ninh quốc tế và ổn định chính trị. Liên bang Nga theo đuổi chính sách tích cực có mục tiêu rõ rệt trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển quốc tế ở cấp đa phương và song phương, đặc biệt là sử dụng tiềm năng của Liên hợp quốc và các cơ quan chuyên môn của Tổ chức này.

43. Nga tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe công dân, tiến hành dưới vai trò chủ đạo của Tổ chức Y tế Thế giới, coi việc bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người là một trong những ưu tiên của chương trình nghị sự toàn cầu và là yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển kinh tế-xã hội bền vững.

44. Liên bang Nga trong điều kiện ý nghĩa quan trọng về vùng biển và đường biển ngày càng tăng đối với phát trển kinh tế, cũng như tăng cường củng cố an ninh, đấu tranh tuân thủ các yêu cầu đáp ứng lợi ích quốc gia về đảm bảo an ninh hàng hải, phù hợp với luật biển quốc tế, trong đó liên quan đến cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế và chống cướp biển, phát triển ngành đánh bắt cá có trách nhiệm và thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học ở Đại dương thế giới, trong đó áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường biển. Nga dự định thành lập, phù hợp với luật pháp quốc tế, ranh giới phía ngoài thềm lục địa của mình, qua đó mở rộng cơ hội để thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản của mình.

ozes
Администратор
Сообщения: 76289
Зарегистрирован: 21 окт 2009, 19:27

Re: KHÁI NIỆM VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA

Сообщение ozes » 09 янв 2017, 16:41

Hợp tác nhân văn quốc tế và nhân quyền

45. Nga, trung thành với các giá trị dân chủ tổng hợp, bao gồm việc đảm bảo quyền con người và các quyền tự do, nhận thấy nhiệm vụ của mình trong đó để:

a) tìm được sự tôn trọng các quyền và quyền tự do trên khắp thế giới thông qua đối thoại quốc tế bình đẳng, mang tính xây dựng, có tính đến đặc điểm quốc gia, văn hóa, lịch sử và các giá trị của mỗi quốc gia, theo dõi tình hình nhân quyền trên thế giới, tăng cường thu hút các tổ chức xã hội dân sự Nga để giải quyết vấn đề trong lĩnh vực này, như Phòng xã hội Liên bang Nga và các tổ chức phi chính phủ;

b) phản đối những mưu toan sử dụng các khái niệm nhân quyền, như một công cụ áp lực chính trị và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, trong đó nhằm gây bất ổn và thay đổi các chính phủ hợp pháp;

c) đẩy mạnh nhân văn hóa các hệ thống xã hội trên toàn thế giới nhằm đảm bảo các quyền cơ bản và các quyền tự do của con người;

d) bảo vệ quyền và các lợi ích hợp pháp của công dân Nga ở nước ngoài trên cơ sở luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế mà Liên bang Nga tham gia;

đ) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đồng bào sống ở nước ngoài, trên cơ sở luật pháp quốc tế và các điều ước quốc tế của Liên bang Nga, công nhận sự đóng góp đáng kể của đồng bào trong việc bảo tồn và phổ biến tiếng Nga và văn hóa Nga;

e) đẩy mạnh sự đoàn kết của đồng bào sống ở nước ngoài, để đảm bảo hiệu quả hơn nữa các quyền của họ ở các quốc gia cư trú, giúp đỡ bảo tồn bản sắc của cộng đồng người Nga và mối quan hệ của họ với Tổ quốc lịch sử, tái định cư đồng bào tự nguyện về Liên bang Nga;

g) thúc đẩy nghiên cứu và phổ biến tiếng Nga, như một phần không thể tách rời của nền văn hóa thế giới, là công cụ giao tiếp quốc tế và giữa các dân tộc, duy trì và phát triển hệ thống các cơ sở giáo dục Nga ở nước ngoài, hỗ trợ các chi nhánh và văn phòng đại diện của các tổ chức giáo dục Nga nằm trên lãnh thổ các quốc gia nước ngoài;

h) phát triển ở cấp quốc tế các mối quan hệ văn hóa và nhân văn giữa các dân tộc Slav;

i) kiên quyết phản đối mọi biểu hiện của chủ nghĩa cực đoan, chủ nghĩa phát xít, phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến, chống Do Thái và bài ngoại, các mưu toan làm sai lệch lịch sử và sử dụng nó để kích động đối đầu và chủ nghĩa phuc thù trong nền chính trị thế giới, âm mưu xem xét lại kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy phi chính trị hóa các cuộc tranh luận lịch sử;

k) thu hút các tổ chức dân sự tham gia giải quyết các vấn đề quốc tế nhằm nâng cao tính hiệu quả của chính sách đối ngoại Nga;

l) phát triển, trong đó với việc sử dụng nguồn lực ngoại giao công cộng, hợp tác văn hóa và nhân văn quốc tế như một phương tiện hình thành đối thoại văn minh, đạt được sự đồng thuận và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, đặc biệt chú ý đến đối thoại liên tôn giáo;

m) tăng cường hợp tác với các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế và phi chính phủ nhằm củng cố chuẩn mực được thừa nhận chung trong lĩnh vực quyền con người, gắn trách nhiệm cá nhân với hành vi của mình, xóa bỏ chính sách tiêu chuẩn kép trong lĩnh vực đã nêu;

n) tăng cường hợp tác quốc tế nhằm nâng cao mức độ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em Nga sống ở nước ngoài.

Thông tin kèm theo về hoạt động đối ngoại của Liên bang Nga

46. Hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên bang Nga là đưa đến cộng đồng thế giới những thông tin khách quan về lập trường của Nga trong các vấn đề quốc tế chủ yếu, những đề xướng trong chính sách đối ngoại của Nga và các hoạt động, quá trình và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Liên bang Nga, các thành tựu văn hóa và khoa học Nga.

47. Nga tìm phương pháp để có được nhận thức khách quan về mình trên thế giới, phát triển các phương tiện riêng, hiệu quả có ảnh hưởng thông tin đến công luận ở nước ngoài, củng cố vị thế các phương tiện truyền thông đại chúng Nga và tiếng Nga trong không gian thông tin thế giới, đảm bảo hỗ trợ nhà nước cần thiết và tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thông tin, áp dụng các biện pháp cần thiết đối phó với các mối đe dọa an ninh thông tin của mình. Vì mục đích này, dự định sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông mới. Nga sẽ tìm giải pháp tạo dựng các tiêu chuẩn pháp lý và đạo đức sử dụng an toàn công nghệ như vậy. Nga bảo vệ các quyền của mọi người được tiếp cận thông tin khách quan về các sự kiện thế giới, cũng như với các quan điểm khác nhau về những sự kiện này.

48. Một trong những hướng phát triển ngoại giao công chúng là mở rộng sự tham gia của đại diện các cộng đồng khoa học và chuyên gia Nga trong đối thoại với các chuyên gia nước ngoài về các vấn đề chính trị thế giới và an ninh quốc tế.

IV. Những ưu tiên khu vực trong chính sách đối ngoại của Nga

49. Các hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga là phát triển hợp tác song phương và đa phương với các quốc gia - thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và tiếp tục củng cố các cấu trúc hội nhập hiện hành trong không gian SNG với sự tham gia của Nga.

50. Nga sẽ mở rộng tương tác chiến lược với nước Cộng hòa Belarus trong khuôn khổ Nhà nước Liên minh nhằm phát triển quá trình hội nhập trong mọi lĩnh vực.

51. Nga coi nhiệm vụ then chốt là đẩy mạnh và mở rộng hội nhập trong Cộng đồng kinh tế Á-Âu (EAEC) với Cộng hòa Armenia, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan và Cộng hòa Kyrgyzstan nhằm phát triển ổn định, đổi mới công nghệ toàn diện, hợp tác, nâng cao năng lực cạnh tranh giữa các nền kinh tế của các quốc gia - thành viên của EAEC và nâng cao mức sống người dân của họ. EAEC có nhiệm vụ đảm bảo quyền tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, nguồn vốn và lao động, trở thành cơ sở thực hiện các dự án đầu tư và hạ tầng chung. Được thành lập trên nguyên tắc hội nhập tổng hợp, EAEC có khả năng đóng vai trò quan trọng trong việc hài hòa các quá trình hội nhập trong khu vực châu Âu và Á-Âu.

52. Nga coi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) là một trong những yếu tố quan trọng nhất của hệ thống đảm bảo an ninh đương đại trong không gian hậu Xô Viết. Nga ủng hộ sự phát triển có chất lượng của CSTO, biến nó thành một tổ chức quốc tế đa chức năng có uy tín, có khả năng chống lại các mối đe dọa và thách thức đương đại trong bối cảnh tác động ngày càng tăng của các yếu tố toàn cầu và khu vực khác nhau trong vùng trách nhiệm của CSTO và các khu vực tiếp giáp với nó.

53. Nga đang làm việc về vấn đề tiếp tục triển khai tiềm năng SNG, củng cố Cộng đồng thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng, diễn đàn cho đối thoại chính trị đa phương, cũng như là cơ chế hợp tác nhiều mặt trong lĩnh vực kinh tế, hợp tác nhân văn, đấu tranh chống lại những thách thức và các mối đe dọa mới và truyền thống.

54. Nga, tôn trọng quyền của các đối tác SNG trong việc tạo dựng mối quan hệ với các chủ thể quốc tế khác, ủng hộ các quốc gia – thành viên SNG thực hiện đầy đủ các cam kết trong khuôn khổ cấu trúc hội nhập khu vực với sự tham gia của Nga, cũng như đảm bảo phát triển hội nhập và hợp tác cùng có lợi trong không gian SNG.

55. Nga tạo dựng các mối quan hệ hữu nghị với từng quốc gia - thành viên SNG trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng và tính đến lợi ích của nhau. Để đạt mục đích này, Liên bang Nga:

a) tích cực thúc đẩy phát triển sự tương tác giữa các quốc gia - thành viên SNG về bảo tồn di sản văn hóa - lịch sử chung, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực nhân văn, khoa học, giáo dục, văn hóa, đặc biệt chú ý hỗ trợ đồng bào sinh sống tại các quốc gia - thành viên SNG, hoàn thiện các công cụ pháp lý quốc tế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong các lĩnh vực giáo dục, ngôn ngữ, xã hội, lao động, nhân văn và các lĩnh vực khác;

b) thúc đẩy mở rộng hợp tác kinh tế với các quốc gia - thành viên SNG, trong đó thông qua việc hoàn thiện cơ sở pháp quy phù hợp với Hiệp định về khu vực thương mại tự do ngày 18 tháng 10 năm 2011;

c) đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia - thành viên SNG trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, bao gồm các nỗ lực chung đối phó với những thách thức chung và các mối đe dọa, trước hết là chủ nghĩa khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan, lưu thông trái phép các chất ma túy, chất hướng thần và tiền chất của chúng, tội phạm xuyên quốc gia, di cư bất hợp pháp.

56. Liên bang Nga quan tâm đến việc phát triển đa dạng các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa và tinh thần với Ukraina trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, xây dựng quan hệ đối tác phù hợp với lợi ích quốc gia của mình. Trong quan hệ với tất cả các quốc gia hữu quan và các cơ cấu quốc tế, Nga sẽ đem các nỗ lực cần thiết để giải quyết chính trị - ngoại giao cuộc xung đột nội bộ Ukraina.

57. Trong số các ưu tiên của Nga vẫn là việc thúc đẩy hình thành nước Cộng hòa Abkhazia và Nam Ossetia, như các quốc gia dân chủ hiện đại, tăng cường vị thế quốc tế của họ, đảm bảo an ninh tin cậy và khôi phục kinh tế-xã hội.

58. Nga tích cực ủng hộ việc giải quyết bằng giải pháp chính trị - ngoại giao các cuộc xung đột trong không gian hậu Xô Viết, đặc biệt thúc đẩy trong khuôn khổ cơ chế đàm phán đa phương hiện hành giải quyết toàn diện vấn đề Transnistria trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và quy chế trung lập của nước Cộng hòa Moldova trong việc quy định quy chế đặc biệt cho Transnistria, giải quyêt cuộc xung đột Nagorno-Karabakh với sự phối hợp với các quốc gia khác - đồng chủ tịch nhóm Minsk của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) và trên cơ sở các nguyên tắc nêu trong các Tuyên bố chung của Tổng thống Liên bang Nga, Tổng thống Hoa Kỳ và Tổng thống Cộng hòa Pháp, năm 2009 - 2013.

59. Nga quan tâm đến việc bình thường hóa quan hệ với Gruzia trong các lĩnh vực, mà phía Gruzia sẵn sang hợp tác, có tính đến thực tế chính trị đã cấu thành ở Transcaucasia.

60. Quan điểm của Nga về quan hệ với các đối tác trong khu vực Biển Đen và biển Caspi sẽ được xây dựng có tính đến việc tiếp tục gắn bó với các mục tiêu và nguyên tắc Hiến chương của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Biển Đen, cũng như cần thiết tăng cường cơ chế hợp tác giữa năm quốc gia ven biển Caspi trên cơ sở quyết định tập thể đã được họ thông qua.

61. Những vấn đề mang tính hệ thống tích lũy được trong suốt một phần tư thế kỷ ở khu vực châu Âu-Đại Tây Dương được biểu hiện bằng sự bành trướng địa chính trị do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) tiến hành, không có nguyện vọng thực thi các tuyên bố chính trị về hình thành hệ thống an ninh và hợp tác toàn châu Âu, đã dẫn đến khủng hoảng nghiêm trọng trong quan hệ giữa Nga và phương Tây. Chính sách kiềm chế Nga do Hoa Kỳ và các đồng minh của họ tiến hành, gây áp lực chính trị, kinh tế, thông tin và áp lực khác lên Nga, phá vỡ sự ổn định trong khu vực và toàn cầu, phương hại đến lợi ích lâu dài của tất cả các bên, đi ngược lại nhu cầu phát triển trong điều kiện hiện nay về hợp tác và chống lại các thách thức và các mối đe dọa xuyên quốc gia.

62. Chính sách Nga tại khu vực châu Âu-Đại Tây Dương trong tương lai dài hạn là tạo ra không gian hoà bình chung, an ninh và ổn định dựa trên các nguyên tắc an ninh toàn vẹn, hợp tác bình đẳng và tin cậy lẫn nhau. Nga luôn ủng hộ việc chuyển đổi sang hình thức ràng buộc pháp lý đối với những tuyên bố chính trị về an ninh toàn vẹn, ngoài vòng lệ thuộc vào tư cách thành viên của các quốc gia trong liên minh quân sự-chính trị.

63. Đối với Nga, EU vẫn là đối tác thương mại - kinh tế và đối ngoại quan trọng. Liên bang Nga quan tâm đến tạo dựng quan hệ hợp tác mang tính xây dựng, ổn định và có thể dự đoán với các nước EU trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng quyền lợi của nhau. Việc tiếp tục phát triển quan hệ với EU đòi hỏi phải hoàn thiện cơ sở điều ước - pháp lý, cũng như cơ chế hợp tác mang tính pháp chế để đảm bảo lợi ích chung và tạo ra các mối quan hệ đối tác, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng. Mục tiêu chiến lược trong quan hệ với EU là tạo ra không gian kinh tế và nhân văn chung từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương trên cơ sở hài hòa và kết hợp các quá trình hội nhập châu Âu và Á-Âu, sẽ giúp ngăn chặn sự xuất hiện đường phân chia trên lục địa châu Âu.

64. Liên bang Nga dự định duy trì đối thoại sâu rộng và cùng có lợi với EU về các vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại, cũng như phát triển hơn nữa hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực đối ngoại và quân sự-chính trị. Kích hoạt tiềm năng trong công việc chung giữa Nga và EU về chống chủ nghĩa khủng bố, di cư không kiểm soát và bất hợp pháp, cũng như tội phạm có tổ chức, bao gồm cả các biểu hiện của chúng như, buôn người, lưu thông bất hợp pháp ma tuý, chất hướng thần, tiền chất của chúng, vũ khí, vật liệu nổ, tội phạm mạng.

65. Chế độ thị thực vẫn là một trong những rào cản chính đối với sự phát triển quan hệ giữa Nga và EU. Bãi bỏ theo từng giai đoạn chế độ thị thực trên cơ sở có đi có lại sẽ là động lực mạnh mẽ để tăng cường hợp tác Nga - EU trong các lĩnh vực kinh tế, nhân văn, văn hóa, giáo dục và các lĩnh vực khác.

66. Nguồn lực quan trọng thúc đẩy lợi ích quốc gia của Nga trong các vấn đề châu Âu và thế giới là tăng cường các mối quan hệ song phương cùng có lợi với Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italia, Vương quốc Tây Ban Nha và các quốc gia châu Âu khác.

67. Nga sẽ tiếp tục làm việc trong khuôn khổ Hội đồng Châu Âu như tổ chức châu Âu tổng hợp độc lập, đảm bảo sự thống nhất pháp lý và nhân văn của châu lục nhờ những cơ chế quy ước độc đáo của họ.

68. Nga coi OSCE là một cơ chế quan trọng việc tạo dựng hệ thống an ninh toàn châu Âu công bằng và toàn vẹn, và quan tâm đến việc tăng cường vai trò và uy tín của họ. Điều kiện tiên quyết nâng cao vai trò của OSCE là việc quy định rõ ràng các ưu tiên trong hoạt động của họ, chủ yếu liên quan đến đấu tranh chống các thách thức và các mối đe dọa xuyên quốc gia, cũng như biên soạn điều lệ và cải cách cơ cấu điều hành của OSCE, nhằm đảm bảo những đặc quyền xứng đáng cho các cơ quan tập thể liên chính phủ.

69. Nga tôn trọng sự lựa chọn của các quốc gia châu Âu không phải là thành viên những liên minh quân sự. Những quốc gia này góp phần thực tế vào việc đảm bảo ổn định và an ninh ở châu Âu. Nga sẵn sàng phối hợp hành động toàn diện, mang tính xây dựng với họ.

70. Nga sẽ xây dựng mối quan hệ với NATO có tính đến mức độ sẵn sàng của Liên minh cho quan hệ đối tác bình đẳng, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc và chuẩn mực của luật pháp quốc tế, các bước đi thực tế để đảm bảo không gian chung hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực châu Âu - Đại Tây Dương trên nguyên tắc tin cậy lẫn nhau, minh bạch và dự đoán được, thực hiện cam kết mà các thành viên NATO đã ký kết trong khuôn khổ Hội đồng Nga - NATO về đảm bảo an ninh của mình dựa vào an ninh của các quốc gia khác, cũng như nghĩa vụ kiềm chế quân sự phù hợp với các Định ước cơ bản về các mối quan hệ tương hỗ, hợp tác và an ninh giữa Liên bang Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, tháng 27 tháng 5 năm 1997. Liên bang Nga có thái độ tiêu cực đối với việc mở rộng NATO, bố trí cơ sở hạ tầng quân sự của liên minh gần biên giới Nga và tăng cường hoạt động quân sự tại các khu vực giáp biên giới Nga, cũng như đối với những hành động vi phạm nguyên tắc an ninh bình đẳng và toàn vẹn, dẫn đến mở rộng những đường phân chia cũ và xuất hiện những đường phân chia mới ở châu Âu.

71. Nga ủng hộ duy trì ở Bắc Âu vùng tin cậy và ổn định trên cơ sở nguyên tắc an ninh bình đẳng và toàn vẹn. Để đạt mục đích này, Nga triển khai phối hợp hành động thiết thực với các quốc gia Bắc Âu, trong đó thực thi các dự án chung trong khuôn khổ cấu trúc đa phương, có tính đến vấn đề môi trường và lợi ích của người dân bản địa. Vai trò quan trọng được dành cho Nga tham gia hợp tác trong khuôn khổ Hội đồng các quốc gia Biển Baltic. Nga ủng hộ khám phá tiếp theo tiềm năng của dự án “Hướng đi phương Bắc” ("Northern Dimension") và các quan hệ đối tác của nó, như một trong những nền tảng hợp tác ở Bắc Âu.

72. Liên bang Nga quan tâm tạo dựng các mối quan hệ cùng có lợi với Hoa Kỳ, tính đến trách nhiệm đặc biệt của cả hai quốc gia đối với ổn định chiến lược toàn cầu và tình trạng an ninh quốc tế nói chung, cũng như hiện hữu tiềm năng đáng kể hợp tác thương mại - đầu tư, khoa học - kỹ thuật và hợp tác khác. Nga xuất phát từ thực tế là, phát triển đối thoại liên tục và có thể dự đoán với Hoa Kỳ về các vấn đề quan hệ song phương, cũng như các vấn đề có tầm quan trọng trên thế giới chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng các lợi ích của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nga không công nhận việc Hoa kỳ thực hiện ngoài lãnh thổ quyền tài phán của mình, bỏ qua pháp luật quốc tế, không chấp nhận mưu đồ gây áp lực quân sự, chính trị, kinh tế hoặc các áp lực khác, và dành cho mình quyền đáp trả cứng rắn những hành động thù địch, trong đó bằng cách tăng cường quốc phòng và áp dụng các biện pháp nhân bản hoặc đối xứng.

73. Nga ủng hộ hợp tác mang tính xây dựng với Hoa Kỳ trong lĩnh vực kiểm soát vũ khí với tính toán nhất thiết về sự tương quan bền vững giữa vũ khí tấn công chiến lược và phòng thủ, nhất thiết làm tăng quá trình giải trừ vũ khí hạt nhân mang tính đa phương. Liên bang Nga xuất phát từ thực tế là, các cuộc đàm phán về cắt giảm tiếp theo vũ khí tấn công chiến lược là có khả năng, chỉ sau khi tính đến tất cả các yếu tố không có ngoại lệ, ảnh hưởng đến sự ổn định chiến lược toàn cầu. Nga coi việc thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu của Hoa Kỳ là mối đe dọa an ninh quốc gia Nga và có quyền áp dụng các biện pháp đáp trả tương xứng.

74. Nga hy vọng rằng, Hoa Kỳ trong hành động của mình trên trường quốc tế sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực luật pháp quốc tế, trước hết là, đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.

75. Liên bang Nga cởi mở để tạo dựng các mối quan hệ với Canada trên cơ sở tôn trọng lợi ích của nhau và kinh nghiệm hợp tác đã tích lũy được, bao gồm cả ở Bắc Cực.

76. Nga theo đuổi chính sách duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác quốc tế mang tính xây dựng ở Bắc Cực. Liên bang Nga thấy có đủ cơ sở pháp lý quốc tế hiện hành để giải quyết thành công bằng con đường thương lượng tất cả các vấn đề phát sinh trong khu vực, bao gồm cả việc thiết lập ranh giới bên ngoài thềm lục địa ở Bắc Băng Dương. Nga cho rằng, các quốc gia Bắc Cực chịu trách nhiệm đặc biệt về sự phát triển bền vững của khu vực, và do đó ủng hộ tăng cường hợp tác ở các định dạng của Hội đồng Bắc Cực, "G 5" ven biển Bắc Cực, cũng như của Hội đồng khu vực Barents/châu Âu – Bắc Cực. Nga sẽ phản đối mạnh mẽ bất kỳ các mưu toan nào đưa vào Bắc cực các yếu tố đối đầu chính trị và đối đầu quân sự, chính trị hóa sự tương tác quốc tế trong khu vực nói chung. Ý nghĩa cơ bản phát triển khu vực là sử dụng đường biển Bắc như đường giao thông vận tải quốc gia của Nga ở Bắc Cực, cũng như sử dụng nó để vận chuyển quá cảnh giữa châu Âu và châu Á.

77. Liên bang Nga sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng sự hiện diện của mình ở Nam Cực, trong đó, trên cơ sở sử dụng hữu hiệu các cơ chế, thủ tục được quy định bởi hệ thống Hiệp ước về Nam Cực ngày 1 tháng 12 năm 1959.

78. Nga coi việc tăng cường vị thế của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đẩy mạnh quan hệ với các quốc gia ở đó, như một hướng chiến lược quan trọng trong chính sách đối ngoại của mình, vì Nga là một bộ phận của khu vực địa chính trị phát triển năng động này. Nga quan tâm tham gia tích cực vào quá trình hội nhập trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sử dụng khả năng của nó để thực thi chương trình phát triển kinh tế-xã hội vùng Siberia và Viễn Đông, tạo lập tại khu vực này một kiến trúc an ninh và hợp tác toàn diện, cởi mở, minh bạch và công bằng trên nguyên tắc tập thể.

79. Nga coi trọng việc tăng cường hơn nữa vị thế của SCO trong vấn đề khu vực và toàn cầu, cũng như mở rộng thành phần, thúc đẩy nâng cao tiềm năng chính trị và kinh tế của SCO, thực hiện trong khuôn khổ của nó các biện pháp thiết thực, thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau và quan hệ đối tác trong khu vực Trung Á, cũng như phát triển quan hệ với các quốc gia - thành viên SCO, quan sát viên bên cạnh SCO và đối tác đối thoại của SCO.

80. Nga mong muốn tăng cường quan hệ đối tác đối thoại toàn diện, dài hạn với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và đưa quan hệ lên tầm đối tác chiến lược. Những nỗ lực theo hướng này sẽ được bổ sung bởi việc mở rộng sự tương tác trong các định dạng, như Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, là cơ sở cho đối thoại chiến lược giữa lãnh đạo các quốc gia về khái niệm cải thiện khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Diễn đàn khu vực ASEAN về an ninh, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia - thành viên ASEAN với các đối tác đối thoại.

81. Nga ủng hộ hợp tác kinh tế rộng rãi cùng có lợi tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó với việc sử dụng cơ hội của Diễn đàn "Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương."

82. Nga đự định hình thành quan hệ đối tác kinh tế chung, cởi mở và không phân biệt đối xử - không gian phát triển chung giữa các quốc gia - thành viên ASEAN, SCO và EAEC để đảm bảo bổ sung cho nhau trong quá trình hội nhập khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Á-Âu.

83. Nga coi Diễn đàn hợp tác Á - Âu và Hội nghị về phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á là các cơ chế cần thiết phát triển hợp tác thực tế, nhiều mặt với các nước tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của các cấu trúc này.

84. Nga sẽ tiếp tục phát triển quan hệ đối tác toàn diện, bình đẳng, tin cậy và quan hệ tương tác chiến lược với Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, tích cực phát triển hợp tác với họ trong tất cả các lĩnh vực. Sự trùng hợp quan điểm mang tính nguyên tắc của hai quốc gia trong việc giải quyết các vấn đề chính trị thế giới then chốt, được Nga xem như một trong những yếu tố cơ bản ổn định khu vực và toàn cầu. Trên cơ sở này, Nga sẽ phát triển quan hệ đối ngoại với Trung Quốc theo các hướng khác nhau, bao gồm cuộc đối phó những thách thức và các mối đe dọa mới, giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu cấp bách, hợp tác trong các tổ chức quốc tế và các hiệp hội đa phương.

85. Nga ủng hộ làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt ưu đãi với nước Cộng hòa Ấn Độ, dựa trên cơ sở trùng hợp các ưu tiên trong chính sách đối ngoại, quan hệ hữu nghị lịch sử và tin cậy sâu sắc lẫn nhau, cũng như củng cố sự phối hợp hành động về các vấn đề bức xúc quốc tế và tăng cường mối quan hệ song phương, cùng có lợi trong các lĩnh vực, đặc biệt là thương mại – kinh tế nhằm thực thi các chương trình hợp tác dài hạn đã được hai bên thông qua.

86. Nga xét thấy cần thiết tiếp tục phát triển hơn nữa cơ chế hợp tác đối ngoại thiết thực, hiệu quả và cùng có lợi trong khuôn khổ của RIC.

87. Nga dự định tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống với Mông Cổ.

88. Liên bang Nga sẽ tiếp tục chính sách tạo dựng mối quan hệ láng giềng thân thiện và hợp tác cùng có lợi với Nhật Bản, trong đó nhằm đảm bảo ổn định và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

89. Nga quan tâm đến việc duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Hàn Quốc, sẽ tìm cách giảm đối đầu, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, cũng như hòa giải và phát triển hợp tác liên Triều thông qua đối thoại chính trị. Nga không ngừng ủng hộ quy chế phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và sẽ hỗ trợ toàn diện việc giải trừ hạt nhân của họ, xuất phát từ thực tế rằng, công cụ để đạt được mục tiêu này là các cuộc đàm phán sáu bên. Liên bang Nga sẽ tiếp tục các nỗ lực hình thành cơ chế duy trì hòa bình và an ninh ở Đông Bắc Á, cũng như sẽ áp dụng các biện pháp tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực.

90. Nga mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng như mở rộng hợp tác nhiều mặt với các nước Cộng hòa Indonesia, Vương quốc Thái Lan, Cộng hoà Singapore, Malaysia và các nước khác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

91. Nga sẽ tiếp tục phát triển quan hệ với Australia và New Zealand về các vấn đề có lợi ích tương hỗ, cũng như duy trì tiếp xúc thường xuyên và liên lạc với các quốc gia Nam Thái Bình Dương.

92. Nga sẽ tiếp tục góp phần to lớn vào ổn định tình hình ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ủng hộ các nỗ lực tập thể để vô hiệu hóa các mối đe dọa từ các nhóm khủng bố quốc tế, tiến hành chính sách nhất quán giải quyết bằng giải pháp chính trị và ngoại giao các cuộc xung đột ở các quốc gia trong khu vực trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của họ, quyền tự quyết vận mệnh của họ mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Với tư cách thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và thành viên nhóm "bộ tứ" Trung Đông trung gian quốc tế, Nga sẽ tiếp tục nỗ lực trên cơ sở pháp lý quốc tế giải quyết toàn diện, công bằng, lâu dài cuộc xung đột A-rập – Israel với tất cả các khía cạnh của nó.

93. Nga ủng hộ giải quyết bằng chính trị tình hình ở Cộng hòa A-rập Syria và quyết định tương lai đất nước bởi nhân dân Syria, dựa trên các điều khoản của Thông cáo Geneva ngày 30 tháng 6 năm 2012, các tuyên bố của Nhóm quốc tế về hỗ trợ Syria và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ. Nga ủng hộ sự thống nhất, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Syria, như một quốc gia thế tục, dân chủ, đa nguyên, những người đại diện của tất cả các nhóm dân tộc và tôn giáo của quốc gia này sẽ sống trong hòa bình, an ninh và được hưởng các quyền và cơ hội bình đẳng.

94. Nga theo đuổi đường lối phát triển hợp tác toàn diện với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, cũng như tìm kiếm giải pháp thực hiện nhất quán thỏa thuận toàn diện về giải quyết tình hình xung quanh chương trình hạt nhân Iran trên cơ sở Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2231 ngày 20 tháng 7 năm 2015, phù hợp với các quyết định của Hội đồng quản trị IAEA và hỗ trợ toàn diện quá trình này.

95. Nga dự định tiếp tục phát triển quan hệ song phương với các nước Trung Đông và Bắc Phi, trong đó sử dụng cơ chế tương tác giữa các Bộ trưởng Ngoại giao trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác Nga – A-rập, tiếp tục đối thoại chiến lược với Hội đồng hợp tác các quốc gia A-rập vùng Vịnh Ba Tư.

96. Nga sẽ sử dụng cơ hội tham gia với tư cách quan sát viên trong Tổ chức hợp tác Hồi giáo, nhằm tăng cường tương tác hơn nữa với các quốc gia thế giới đạo Hồi, phát triển quan hệ đối tác với họ trong các lĩnh vực khác nhau.

97. Tình hình bất ổn tồn tại nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, trong bối cảnh phần lớn các dơn vị quân sự quốc tế rút khỏi nước này, đang đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh của Nga và các quốc gia – thành viên SNG khác. Liên bang Nga phối hợp hành động với Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, các quốc gia hữu quan khác và sử dụng khả năng của Liên Hợp Quốc, SNG, CSTO, SCO và các tổ chức quốc tế khác sẽ nỗ lực giải quyết sớm những vấn đề của quốc gia này, trên tinh thần tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các nhóm sắc tộc của họ, khôi phục sau khủng hoảng với tính chất là quốc gia hòa bình, trung lập có chủ quyền, có nền kinh tế và hệ thống chính trị ổn định. Một phần không thể thiếu trong những nỗ lực này là thực thi các biện pháp đồng bộ, làm giảm nguy cơ khủng bố bắt nguồn từ lãnh thổ Afghanistan và chống lại những quốc gia khác, bao gồm cả các quốc gia láng giềng của Afghanistan, cũng như triệt tiêu hoặc giảm đáng kể việc sản xuất và lưu thông bất hợp pháp ma tuý. Nga ủng hộ phát huy hơn nữa dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc các nỗ lực quốc tế nhằm giúp nước Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan và các nước láng giềng chống lại những thách thức này.

98. Nga sẽ tiếp tục tăng cường toàn diện các mối quan hệ với các quốc gia Mỹ Latinh và vùng Caribe, có tính đến vai trò ngày càng phát triển của khu vực trong các vấn đề thế giới. Nga có tham vọng củng cố quan hệ với các đối tác Mỹ Latinh trong khuôn khổ các diễn đàn quốc tế và khu vực, tăng cường hợp tác với các liên kết đa phương và cơ cấu hội nhập ở Mỹ Latinh và vùng Caribe, đặc biệt với Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe, Thị trường chung Nam Mỹ, Liên minh các quốc gia Nam Mỹ, Hệ thống hội nhập Trung Mỹ, Liên minh Bolivar cho các dân tộc châu Mỹ chúng ta, Liên minh Thái Bình Dương, Cộng đồng Caribe.

99. Nga sẽ mở rộng quan hệ tương tác nhiều mặt với các quốc gia châu Phi trên cơ sở song phương và đa phương, thông qua việc hoàn chỉnh đối thoại chính trị và phát triển các mối quan hệ thương mại - kinh tế cùng có lợi, tăng cường hợp tác toàn diện vì lợi ích chung, thúc đẩy công tác phòng chống xung đột khu vực và tình trạng khủng hoảng, cũng như giải quyết hậu xung đột ở châu Phi. Một phần quan trọng triển khai theo hướng này là phát triển quan hệ đối tác với Liên minh châu Phi và các tổ chức tiểu vùng.

V. Hình thành và thực thi chính sách đối ngoại của Liên bang Nga

100. Tổng thống Liên bang Nga, căn cứ vào Hiến pháp Liên bang Nga và luật liên bang xác định các phương hướng chủ yếu trong chính sách đối ngoại quốc gia, chỉ đạo chính sách đối ngoại của đất nước và là người đứng đầu nhà nước, đại diện cho Liên bang Nga trong các mối quan hệ quốc tế.

101. Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga và Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga, trong phạm vi quyền hạn của mình tiến hành công việc nhằm đảm bảo theo pháp luật đường lối đối ngoại của đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Liên bang Nga, cũng như góp phần nâng cao hiệu quả ngoại giao nghị viện.

102. Chính phủ Liên bang Nga thực hiện các biện pháp nhằm thực thi chính sách đối ngoại của đất nước.

103. Hội đồng An ninh Liên bang Nga định ra các phương hướng chính trong chính sách đối ngoại và quân sự của quốc gia, dự báo, phát hiện, phân tích và đánh giá các mối đe dọa an ninh quốc gia của Nga, chuẩn bị cho Tổng thống Liên bang Nga các kiến nghị về áp dụng các biện pháp kinh tế đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, xem xét các vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan hành pháp liên bang và các cơ quan hành pháp của các chủ thể Liên bang Nga về thực thi các quyết định đã được Tổng thống Liên bang Nga thông qua trong lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc gia.

104. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga soạn thảo chiến lược tổng thể về chính sách đối ngoại Liên bang Nga và đệ trình các kiến nghị lên Tổng thống Liên bang Nga, thực hiện chính sách đối ngoại của Liên bang Nga phù hợp với Khái niệm này và Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga ngày 7 tháng 5 năm 2012 № 605, cũng như phối hợp hoạt động với cơ quan hành pháp liên bang trong lĩnh vực quan hệ quốc tế và hợp tác quốc tế theo Sắc lệnh của Tổng thống Liên bang Nga ngày 08 tháng 11 năm 2011 № 1478 "Về vai trò điều phối của Bộ ngoại giao Liên bang Nga trong việc tiến hành đường lối đối ngoại thống nhất của Liên bang Nga".

105. Cơ quan liên bang về các vấn đề Cộng đồng các quốc gia độc lập, đồng bào sinh sống ở nước ngoài và hợp tác nhân văn quốc tế, hỗ trợ Bộ Ngoại giao Liên bang Nga thực hiện đường lối đối ngoại thống nhất của Liên bang Nga ở phần có liên quan đến công tác điều phối theo quy định các chương trình trong lĩnh vực hợp tác nhân văn quốc tế

106. Các chủ thể Liên bang Nga thực hiện quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại theo quy định của Hiến pháp Liên bang Nga, luật Liên bang ngày 04 tháng 1 1999 № 4-FZ "Về điều phối quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại của các chủ thể Liên bang Nga" và các văn bản pháp lý khác. Bộ Ngoại giao Liên bang Nga và các cơ quan hành pháp liên bang khác hỗ trợ pháp lý và tư vấn-giám sát cần thiết trong việc triển khai các mối quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại, tổ chức và tiến hành đàm phán, thỏa thuận, soạn thảo lời văn các hiệp định về quan hệ quốc tế và kinh tế đối ngoại do các cơ quan công quyền của các chủ thể Liên bang Nga ký kết, cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể Liên bang Nga ở nước ngoài, sử dụng cho mục đích này khả năng của Hội đồng những người đứng đầu các chủ thể Liên bang Nga trực thuộc Bộ ngoại giao Liên bang Nga. Phát triển hợp tác liên khu vực và vùng giáp biên có tiềm năng quan trọng trong quan hệ song phương với các quốc gia và khu vực phù hợp trong lĩnh vực thương mại-kinh tế, nhân văn và các lĩnh vực khác.

107. Khi chuẩn bị các quyết định chính sách đối ngoại, các cơ quan hành pháp liên bang thường xuyên phối hợp với hai viện của Quốc hội Liên bang Nga, các đảng phái chính trị Nga, các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia và cộng đồng khoa học, các hiệp hội văn hóa - nhân văn, cộng đồng doanh nghiệp và các phương tiện truyền thông đại chúng, tạo điều kiện cho họ tham gia hợp tác quốc tế. Việc thu hút rộng rãi các tổ chức xã hội dân sự vào quá trình chính sách đối ngoại, phù hợp với thực tiễn thế giới và khuynh hướng phát triển của Nga, đáp ứng nhiệm vụ hình thành chính sách đối ngoại mang tính đồng thuận, góp phần thực thi chính sách có hiệu quả.

108. Để tài trợ cho các hoạt động chính sách đối ngoại, có thể huy đông trên cơ sở tự nguyện tiền vốn ngoài ngân sách, trong khuôn khổ quan hệ đối tác công-tư.

ozes
Администратор
Сообщения: 76289
Зарегистрирован: 21 окт 2009, 19:27

Khái niệm về chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga

Сообщение ozes » 16 фев 2017, 15:18

Đại sứ quán đã soạn thảo tài liệu thông tin "Khái niệm về chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga"

Посольство России во Вьетнаме подготовило информационный буклет "Концепция внешней политики Российской Федерации" от 30/11/2016, в котором представлен перевод этого документа на вьетнамский язык, а также оригинальная версия на русском языке.

С электронным вариантом буклета можно ознакомиться на сайте дипмиссии по адресу:
http://vietnam.mid.ru/documents/2220543 ... oaipdf.pdf

Văn bản điện tử của tài liệu thông tin này có thể xem theo đường:
http://vietnam.mid.ru/documents/2220543 ... oaipdf.pdf


Изображение

Закрыто

Вернуться в «Россия и Вьетнам»

Кто сейчас на конференции

Сейчас этот форум просматривают: нет зарегистрированных пользователей и 22 гостя

Поделиться: